Lịch sử ra đời M1_Abrams

Từ giữa thập niên 70, giới lãnh đạo quân đội Mĩ bắt đầu thúc đẩy việc hiện đại hoá quân đội để hạn chế nguy cơ thất bại trên chiến trường. Công nghệ kĩ thuật của Mĩ vào lúc đó vẫn chưa thể hiện tương xứng trên chiến trường Việt Nam. Môi trường khắc nghiệt và chi phí leo thang của cuộc chiến ngăn cản ý định hiện đại hoá quân đội cho tới khi cuộc chiến Việt Nam đã hoàn toàn kết thúc. Cuộc chiến chống du kích trong rừng đã kết thúc, thế trận lúc này được tập trung vào những cuộc chiến siêu quy mô ở chiến trường châu Âu-Liên Xô. Cùng với đó là cuộc chiến giữa Israel và các nước Hồi giáo Trung Đông với những cuộc đấu tăng lớn kèm theo nhiều kinh nghiệm chiến trường từ đồng minh Israel khiến cho việc hiện đại hoá tập trung vào lĩnh vực tăng-thiết giáp.

Phiên bản xe tăng thử nghiệm XM1 - tiền thân của xe tăng M1 Abrams. Hàn Quốc đã dựa trên cơ sỡ mẫu tăng thử nghiệm này để thiết kế xe tăng K1 88.

Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến tận những năm 1980, lực lượng tăng của Mĩ chủ yếu dựa trên sự phát triển của cái rễ M26 Persing thành các ngọn M46, M47, M48, M60. Những nỗ lực thay thế đột phá như MBT-70, T95 đều thất bại vì chi phí cao và quá phức tạp. M1 đã ra đời vào đúng thời điểm lý tưởng với các công nghệ vừa mới ra đời: giáp composite, thiết bị quan sát đêm bằng hồng ngoại, thiết bị xác định khoảng cách bằng laser, máy tính đạn đạo và động cơ turbine. Những công nghệ này sau đó đã được trang bị cho xe tăng M1. Rút kinh nghiệm thất bại từ MBT-70, người Mỹ quyết định thiết kế Abram theo một hướng mới: thay vì cố gắng chế tạo loại xe tăng tốt nhất thế giới, họ chế tạo loại xe tăng tốt và có chi phí vừa phải. So với Leopard 2 của ĐứcChallenger của Anh, Abram có giá rẻ hơn nhưng vẫn là một loại xe tăng hiện đại.

M1 là đỉnh cao của chương trình thay thế M60 bắt đầu từ những năm 1960. Một trong những cố gắng đầu tiên trong chương trình là MBT-70 của liên minh Mĩ - Đức, tuy nhiên dự án MBT-70 đã thất bại với sự rút lui của Đức vì quá phức tạp và tốn kém. Phiên bản ít phức tạp hơn của MBT-70 là XM803 được nghiên cứu tuy nhiên vẫn bị huỷ vào cuối năm 1971. Tháng 2 năm 1972, nhóm nghiên cứu xe tăng chủ lực (MBT) mới được thành lập tại Fort Knox dưới quyền của thiếu tướng William Desobry để nghiên cứu yêu cầu cho loại MBT mới. Những yêu cầu cho loại MBT mới được đặt theo thứ tự ưu tiên: Sự an toàn của tổ lái, khả năng giám sát và phát hiện mục tiêu, tỉ lệ trúng của phát đạn đầu và các phát sau, thời gian phát hiện và bắn mục tiêu thấp, độ di động trên địa hình mở, tích hợp vũ khi đầy đủ, sự an toàn cho thiết bị, môi trường cho tổ lái, sự lộ diện của xe, tăng tốc và giảm tốc, sắp xếp đạn, yếu tố con người, khả năng sản xuất, tầm hoạt động, tốc độ, hậu cần, khả năng phát triển, thiết bị hỗ trợ và khả năng chuyên chở(bằng máy bay, xe...). Việc sản xuất phiên bản thử nghiệm xe tăng XM815 sau đó được trao cho hai nhà thầu Chrysler(sản xuất M60) và GM(chế tạo MBT-70) vào tháng 6 năm 1973.

M1A1 Abrams của USMC tập kết bên trong khoang đổ bộ của USS Tarawa (LHA 1), ngày 23 tháng 3 năm 2001.

Sự lựa chọn vũ khí tập trung vào ba loại pháo chính: M68 105mm có sẵn, pháo nòng xoắn 110mm của Anh và pháo Rheinmentall 120mm nòng trơn của Đức. người Mỹ sau đó quyết định chọn pháo 105mm vì những tiến bộ trong chế tạo đạn APFSDS DU cho khả năng xuyên giáp cao (đạn M833 nâng cấp có khả năng xuyên phá 420mm RHA ở khoảng cách 2.000 mét), xấp xỉ so với nhiều loại đạn APFSDS lõi tungsten khác (đạn 120mm APFSDS của Anh có khả năng xuyên 400mm, đạn 3BM32 cỡ 125mm của Liên Xô có thể xuyên 450mm) mà vẫn giữ được tiêu chuẩn cho quân đội. Hơn nữa khi nghiên cứu pháo 120mm của Đức, người Mỹ kết luận rằng nó quá phức tạp và mắc tiền đối với tiêu chuẩn của Mĩ. Phiên bản được đơn giản hoá rẻ tiền hơn là M256 sau đó được cho ra đời cùng vài điều chỉnh trong hệ thống điều khiển hoả lực. Phiên bản M256 không ra đời kịp lúc cho sản xuất hàng loạt với xe tăng Abram.

Ngoài ra cũng có một số ý tưởng phát triển độc đáo: tên lửa chống tăng phóng từ pháo chính như loại tên lửa Shillelagh 152mm của xe tăng M551 Sheridan, M60A2 Paton và MBT-70 phiên bản của Mĩ nhưng bị huỷ bỏ vì nhiều tiến bộ trong hệ thống điều khiển hoả lực (FCS) chính xác cao cũng như thực tế là đạn pháo thường có giá chỉ bằng 5% giá tên lửa. Một ý tưởng khác là lắp 1 pháo 25mm Bushmaster đồng trục với pháo chính để tiêu diệt các thiết giáp nhẹ nhằm giảm tiêu thụ đạn cho pháo chính (bị huỷ vì quyết định chế tạo dòng IFV Bradley).

Một quan ngại khác là về sự an toàn của chiếc MBT mới. Trong lịch sử, nguyên nhân chính của việc mất mát xe tăng chạy bằng động cơ diesel là do đạn bốc cháy. Để khắc phục điều này, khoang chứa đạn của XM815 được thiết kế để đặt sau tháp pháo để tránh bị bắt lửa khi vỏ xe bị xuyên phá.

Cách thức phát triển công đoạn nghiên cứu, chế tạo MBT mới của quân đội Mĩ cũng khá khác lạ. Đó là đặt hàng phiên bản mẫu từ hai hãng Chrysler Defense và GM. Người của quân đội Mĩ không dính líu sâu vào việc nghiên cứu chế tạo MBT mới mà chủ yếu là quản lý ở cấp cao của chương trình và thực hiện những cuộc kiểm tra sau này. Tuy nhiên cách thức này giúp cho thế hệ MBT mới tốt hơn và có giá rẻ hơn. Hai nhà thầu đã đồng ý phát triển XM815 vào tháng 6 năm 1973. GM thiết kế 1 mẫu xe sử dụng động cơ diesel, Chrysler thì sử dụng động cơ turbine. Ngoài những yêu cầu kĩ thuật cho loại MBT mới thì yêu cầu về giá cả không vượt quá 507.790 USD/chiếc (thời giá năm 1972) cũng được đặt ra.

Tháng 7 năm 1973, một nhóm nghiên cứu của Mĩ đến thăm cơ sở nghiên cứu ở Chobham, Anh để tìm hiểu về loại giáp đặc biệt đang được phát triển. Loại giáp mới này có tên Burlington đặt bởi quân đội Mĩ hay tên thông dụng hơn là Chobham. Loại giáp mới này cho khả năng kháng cự đối với đạn nổ lõm cao hơn rất nhiều so với giáp thép.

Cuối năm 1973, chương trình XM815 được đổi tên thành XM1.

Việc quyết định áp dụng giáp Chobham lên M1 cũng buộc hai nhà thầu thiết kế lại lớp ngoài của giáp cho phù hợp. Hai mẫu thử nghiệm của hai nhà thầu sau đó được đưa tới bãi thử Aberdeen và các cuộc thử nghiệm bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 5 năm 1976.

Cùng lúc đó, Mĩ cũng đang hối thúc các đồng minh châu Âu trong NATO tiêu chuẩn hoá các loại vũ khí của mình. Chính quyền Đức lúc đó đề nghị Mĩ nên xem xét việc dùng Leopard 2 làm MBT mới của Mĩ để khởi động cho kế hoạch tiêu chuẩn hoá NATO. Dù làm khó chịu nhiều nhà lãnh đạo quân đội, bộ quốc phòng Mĩ vẫn quyết định đồng ý xem xét Leopard 2. Một phiên bản của Leopard 2 là Leopard 2 AV sau đó được đưa tới Mĩ vào mùa thu năm 1976 để nghiên cứu. Leopard 2 được đánh giá là có hệ thống điều khiển hoả lực tốt hơn, nhưng lại yếu hơn về giáp, cách chứa đạn, xoay tầm hướng của tháp pháo và yếu tố quyết định: Leopard 2 mắc hơn 25% so với XM1. Tháng 1 năm 1977, cả hai nước quyết định chỉ nên tiêu chuẩn hoá vài phần của xe tăng thay vì là nguyên cả xe. Mĩ quan tâm tới việc trang bị pháo Rheinmentall 120mm cho xe tăng M1 tương lai còn Đức thì cân nhắc việc dùng động cơ turbine AGT-1500 cho xe tăng Leopard.

Ban đầu, quân đội Mĩ tỏ vẻ muốn giao hợp đồng cho GM vì thích thiết kế của GM hơn, tuy nhiên quân đội vẫn muốn GM thay đổi lại thiết kế cho động cơ turbine AGT-1500. Ý định dùng động cơ turbine của quân đội cũng là vì những kết quả tốt từ động cơ turbine trực thăng trong những năm 1960. Quân đội Mĩ phát hiện rằng động cơ turbine có thời gian hoạt động cao hơn trước khi cần đại cần tu giúp xe giảm nhiều chi phí hoạt động. Người ta thường quên rằng chi phí hoạt động và bảo dưỡng của 1 xe tăng thường ngang với giá của chính nó. Văn phòng bộ trưởng quốc phòng (ODS) chống lại ý định của quân đội và đề nghị tiến hành việc giao thầu sau những thử nghiệm kiểm tra cuối cùng sau khi 2 nhà thầu đã hoàn tất mẩu thử với việc thay động cơ và chỉnh lại tháp pháo cho khẩu 120mm trong tương lai. Chrysler quyết định thay đổi thực sự thiết kế của phiên bản XM1 để giảm giá thành, vốn là yếu tố quan trong mà ODS đề ra. Nhóm nghiên cứu của Chrysler dưới sự lãnh đạo của Dr Philip Lett Jun thiết kế lại lớp ngoài của loại giáp đặc biệt ở tháp pháo để tăng ưu thế về công nghệ. Thiết bị quan sát của xạ thủ cũng được đặt xa ra khỏi vị trí của xa trưởng để tránh cản tầm nhìn của xa trưởng. Nhiều cải tiến và đơn giản hoá được thêm vào nắp vòm của xa trưởng và hệ thống xác định khoảng cách bằng laser.

Xe tăng M1 Abrams tại Dona Anna Range.

Ngày 12 tháng 11 năm 1976, mẫu xe của Chrysler được chọn thực hiện hợp đồng phát triển kĩ thuật mức độ lớn (FSED). Giai đoạn FSED đòi hỏi Chrysler sản xuất 11 xe tăng thí điểm cho kiểm tra. Chiếc đầu tiên được giao vào tháng 2 năm 1978. Kiểm tra sau đó phát hiện sự cố do động cơ turbine bị nhiễm cát và bùn bị dính vào bánh răng trên xích. Để giải quyết, người ta cải tiến các bộ lọc không khí và các tấm chắn bùn đơn giản. Những xe tăng này sau đó được đưa vào kiểm tra sự an toàn với nhiều loại đạn khác nhau trong khi xe chở đầy đủ nhiên liệu và đạn dược. Cuộc thử nghiệm đã thành công và làm ấn tượng nhiều quan chức quân đội về sự vượt trội của M1 so với M60. Giai đoạn sản xuất quy mô nhỏ ban đầu được cho phép vào ngày 7 tháng 5 năm 1979. Có 110 chiếc được sản xuất trong giai đoạn này sau đó được đưa đi kiểm tra khả năng hoạt động ở các bang Texas, Yuma, Arizona, điều kiện cực ở Alaska, điều kiện nhiệt đới ở Florida và điều kiện điện từ và phóng xạ ở bãi thử tên lửa White Sand.

XM1 được đưa vào sản xuất hàng loạt vào tháng 2 năm 1981 và được xếp loại tuyệt mật. Ban đầu người ta định đặt tên của tướng Geogre C. Marshall, tuy nhiên vì liên hệ đến tăng nên người ta chọn tên của tướng Creighton Abram, chỉ huy tiểu đoàn tăng của sư đoàn thiết giáp số 4 và là chỉ huy quân đội quân đội Mĩ tại Việt Nam sau này. Xe tăng M1 Abram cuối cùng được sản xuất ở hai nhà máy sản xuất tăng ở Lima (Ohio) và Detroit (Michigan). Trong giai đoạn này thì Chrysler Defense, phân nhánh quân sự của tập đoàn Chrysler bị bán cho General Dynamic Land Systems(GDLS).[6]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: M1_Abrams http://www.anao.gov.au/director/publications/audit... http://www.army-technology.com/projects/abrams/ http://www.army-technology.com/projects/abrams/ind... http://armyrecognition.com/june_2015_global_defens... http://www.armytimes.com/story.php?f=1-292925-2348... http://www.datviet.com/khoanh-khac-xe-tang-m1-my-t... http://www.defense-update.com/products/m/M1A1AIM.h... http://www.defense-update.com/products/m/M1A2SEP.h... http://www.defense-update.com/products/t/tusk.htm http://www.defenseindustrydaily.com/2006/08/the-20...